Top 5 Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió

Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió là một trong những điều mà chúng ta đã và đang được biết trong xây dựng. Mặc dù có những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên gạch thông gió cũng cho ta thấy được những điểm hạn chế của mình. Vậy đâu là những Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió trong xây dựng, trong cuộc sống hiện nay? Hãy cùng cemdecor.vn tìm hiểu về những nhược điểm của gạch thông gió trong bài viết sau.

1. Khả năng chống hắt mưa, chống tiếng ồn kém

Điều này được xem là hiển nhiên, bởi gạch thông gió vốn dĩ được sinh ra để mang lại sự thông thoáng, mát mẻ cho không gian. Với cấu trúc các lỗ hổng, không quá ngạc nhiên khi gạch thông gió có nhược điểm cố hữu đó chính là khả năng chống mưa, chống tiếng ồn kém.

Khác với những loại gạch thông thường, khả năng chống hắt mưa kém được xem là một trong những nhược điểm lớn của gạch thông gió. Chính vì thế các thiết kế hay các chủ nhà thường phải cân nhắc những mẫu gạch thông gió khác nhau để sao cho vừa mang đến vẻ đẹp cho không gian, vừa tránh được việc bị hắt mưa hay giảm thiểu tối đa tiếng ồn.

Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió

2. Nặng và dày

Gạch thông gió thường có khối lượng khá năng, đồng thời dày, dẫn đến việc sai lệch những tính toán thiết kế của không gia. Vì vậy, gia chủ cần xác định rõ được trọng lượng cũng như độ dày của gạch trước khi thực hiện thi công.

Đồng thời, nên xây gạch thông gió trên dầm để đảm bảo được tải trọng của tường gạch.

3. Khó thi công

Khác với gạch truyền thống, gạch thông gió có đôi chút khó thi công hơn, chính vì thế đòi hỏi tay nghề của thợ cùng với sự khéo léo của thợ.

Đồng thời đây là loại gạch trang trí, nên vì thế thợ cũng cần khéo léo, tỉ mỉ hơn để đảm bảo được tính thẩm mỹ và chất lượng công trình.

Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió

4. Chi phí thi công cao

Do tính thẩm mỹ cũng như công năng mang lại của gạch thông gió, chính vì thế giá thành gạch thông gió trang trí cao hơn so với những loại gạch truyền thống. Đây là một trong những nhược điểm của gạch thông gió mà ta cần lưu tâm. Những điều này khiến chi phí công trình bị đẩy lên một lượng nhất định. Đây cũng là một trở ngại của nhiều công trình.

Đồng thời khi kết hợp cũng vách, kính hay rèm che chắn cho gạch thông gió cũng tốn thêm một khoản chi phí khác.

Tham khảo bài viết: Gạch Thông Gió Trang Trí Mặt Tiền

5. Khó bảo dưỡng và vệ sinh

Với những mẫu gạch thông gió làm từ xi măng hoặc bê tông cốt sợi thủy tinh, hay ta còn biết đến với cái tên gạch thông gió trang trí 3D, thường có bề mặt với nhiều họa tiết, khe lỗ dẫn đến việc bảo dưỡng và vệ sinh trở nên khó khăn hơn và khó vệ sinh hơn. Đặc biệt các lớp bụi bám vào sẽ rất nhiều.
Điều này dẫn đến gia chủ gặp khó khăn trong khâu vệ sinh về mặt gạch thông gió, hay phải tốn thêm chi phí nhân công, thời gian cho việc làm sạch bề mặt, nhất là những bề mặt gồ ghề, ẩn khuất

Tuy chúng ta có thể thấy được nhiều nhược điểm của gạch thông gió, nhưng những điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được. Gạch thông gió đã và đang trở thành một vật liệu xây dựng được ưa chuộng hiện nay. Và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cá công trình xây dựng, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa mang lại công năng hiệu quả cho công trình

Nhược Điểm Của Gạch Thông Gió
Những nhược điểm của gạch thông gió

Một số ưu điểm có thể kể đến:

Gạch thông gió mang lại khả năng chống nóng và thông gió tuyệt vời cho công trình. mang đến không gian mát mẻ, thoáng mát và đầy sức sống cho công trình xây dựng.

Gạch thông gió giúp tạo ra những không gian mở, giúp giảm thiểu sự bí bách, tù túng khi bị bó buộc trong những bức tường chật hẹp.

Gạch thông gió giúp điều hướng ánh sáng cũng như điều tiết gió từ đó có thể giúp không khí trong phòng luôn được lưu thông nhanh chóng, mang đến sự tươi mát, tràn ngập hơi thở thiên nhiên.

Gạch thông gió có giá trị thẩm mỹ cao, giúp cho công trình vừa tạo nét mộc mạc, lại mang lại sự gần gũi, tính độc đáo, sang trọng bởi sự mỗi một viên gạch thông gió đều mang đến những thiết kế, kiểu dáng riêng. Điểm này khá giống với gạch bê tông trang trí 3D, giá trị thẩm mỹ cũng là một trong những điểm nổi bật của sản phẩm.

Trên đây là top 5 nhược điểm của gach thông gió trong các công trình xây dựng. Hi vọng với bài viết trên, cemdecor.vn đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết